Hiểu đúng về Viêm mũi xuất tiết

6

Viêm mũi xuất tiết là gì?

viem mui xuat tietViêm mũi xuất tiết (viêm mũi xuất huyết) là tình trạng mũi và họng có dịch nhầy, thường xuất hiện trong trường hợp viêm mũi họng cấp, cảm cúm. Những triệu chứng kể trên chứng tỏ đây không phải là viêm xoang. Tuy không nguy hiểm nhưng viêm mũi xuất tiết lại rất hay gây biến chứng làm ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe như giảm thị lực, viêm họng, ho kéo dài, viêm thanh – khí – phế quản… Chính vì thế cần chẩn đoán và điều trị viêm mũi xoang ở giai đoạn xuất tiết.

Nguyên nhân gây viêm mũi xuất tiết

Viêm mũi xuất tiết thường bắt đầu bằng dấu hiệu hắt hơi, rồi chảy nước mũi trong. Lúc này niêm mạc mũi nề sũng làm ngạt, tắc mũi thường xuyên.

Viêm mũi xoang xuất tiết chủ yếu hình thành và phát triển trong mùa lạnh, nhất là giai đoạn chuyển mùa từ nóng sang lạnh.

Bệnh viêm mũi xuất tiết thường do thời tiết thay đổi đột ngột, độ ẩm quá cao và môi trường bị ô nhiễm. Khói thuốc lá, khói bụi, hóa chất… gây cho mũi khó thở, dịch nhầy không tiết được ra ngoài.

Bệnh thường gặp ở trẻ em vì cơ thể của trẻ có sức đề kháng yếu, không có khả năng chống lại những vi khuẩn gây bệnh.

Để phòng chống viêm mũi xoang xuất tiết, bạn nên đeo khẩu trang khi ra đường, giữ ấm cơ thể khi trời lạnh. Nhà nên kín gió và luôn thông thoáng, sạch sẽ.

Nên uống nhiều nước, đặc biệt là nước trái cây và muối khoáng. Có chế độ nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý. Tập thể dục, yoga, thiền… là cách nâng cao thể trạng.

Điều trị viêm mũi xuất tiết không khó

– Rửa mũi xoang hằng ngày: Dùng lọ nước muối sinh lý 0.9% loại 250- 500 ml treo cao khoảng 1,5- 2m, cắm dây dịch truyền vào bình, đầu kia thay kim tiêm bằng ống hút inox, bạn ngồi cúi đầu ra trước, hứng chậu nước dưới chân, mở van cho dòng nước muối xịt mạch vào mũi, như vậy các chất tiết, chất viêm, vi trùng… trong các ngách mũi xoang sẽ bị kéo ra.

– Sử dụng thuốc giảm xuất tiết từ niêm mạc mũi xoang đường uống như nhóm thuốc kháng histamin H1 chọn lọc. Nhóm thuốc này có tác dụng phong bế các thụ thể H1 ở ngoại biên, ức chế phóng thích histamin từ dưỡng bào như Chlorpheniramin maleat, loratidin, fexofenadin hydoclorid, desloratidin…

Thuốc làm săn khô niêm mạc mũi là nhóm muối bạc: argyrol, thuốc này dễ bị phân hủy bởi ánh sáng nên thuốc được bọc bởi một lớp giấy than chống ánh sáng và sử dụng mỗi lọ chỉ dưới 10 ngày.

Thuốc chống viêm mũi xoang xuất tiết  có corticoid dạng nhỏ như polydexa, collydexa… dùng dưới 7 ngày. Thuốc corticoid tại chỗ tuy chỉ có khoảng 2% hấp thu vào máu nhưng nếu không được điều trị đúng phương pháp cũng sẽ gây một số biến chứng. Vì tác dụng ức chế sự lành vết thương của corticoid, các bệnh nhân vừa qua phẫu thuật mũi hay chấn thương mũi không được dùng corticoid đường mũi cho tới khi lành.

 

You might also like
6 Comments
  1. Trương Thị Vĩnh Hảo says

    Tôi đã dùng thuốc hơn 2 tuần rồi mà vẫn chưa khỏi bệnh. Chứng nghẹt mũi còn nặng hơn khi chưa dùng thuốc, rất khó xì mũi. Như vậy là sao ?

    1. Mr Hiếu says

      Dear Ms Hảo !
      Cảm ơn bạn đã gửi mail cho Doctor Nam !
      Trong quá trình điều trị bệnh bằng Doctor Nam bạn có thể sẽ có cảm giác bệnh bị nặng hơn giống như bị cảm cúm hoặc ngạt nhiều hơn là do thuốc đang có hiệu quả trong việc làm loãng dịch và đào thải dịch. Khi dịch mủ được kích thích bởi thuốc sẽ loãng hơn và đi qua các khoang xoang li ti khi đó không thể đào thải cùng 1 lúc sẽ gây ra hiện tượng ngạt. Bạn tiếp tục xịt thuốc, dịch lại được đào thải tiếp và đi ra ngoài dễ dàng hơn.
      Hiện tượng của bạn là dịch khá đậm đặc vì vậy bạn nên kiên trì điều trị bệnh nhé !
      Cần giải đáp thắc mắc hoặc hỗ trợ tư vấn bạn vui lòng liên hệ 0945.008.003 – 0975.008.003 để được trao đổi cụ thể hơn .
      Trân trọng cảm ơn !
      Thảo dược thiên nhiên Doctor Nam.

  2. Trang Thanh says

    Còn Tôi, bị viêm mũi xuất tiết từ 3t đến nay 10t, tình trang bệnh ngày càng nặng đến nổi bé không ngủ được vì họ suốt đêm, Tôi chữa bệnh cho bé nhiều bệnh viện tphcm nhưng không khống chế được bệnh và ngày càng nặng, xin tư vân giúp Tôi

    1. Doctor Nam says

      Chào bạn, khi bị viêm mũi xuất tiết thì dịch mũi thường xuyên chảy xuống họng sẽ khiến bé bị ho. Trường hợp của bé bạn nên đi kiểm tra soi tai – mũi – họng, nghe khám phổi xem có dấu hiệu bệnh lý gì không? Nếu cháu chỉ bị viêm mũi xuất tiết thì bạn có thể thực hiện theo phương án sau:
      – Rửa mũi cho bé thường xuyên bằng nước muối ấm. Rửa ở cơ sở chuyên khoa hoặc tự rửa theo hướng dẫn của bác sĩ (có thể tham khảo các video hướng dẫn trực quan)
      – Uống CottuF (dạng siro) mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 2,5-5ml
      – Uống Atussin (cũng dạng siro) mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 2-4ml
      – Nhỏ mũi bằng Argyzol 1% 2 lần / 1 ngày, mỗi lần 1 giọt vào 1 lỗ mũi (nhỏ sau khi rửa mũi, trẻ đứng thẳng bóp thuốc vào lỗ mũi rồi bóp nhẹ 2 cánh mũi)

      Dùng thuốc nếu hết triệu chứng sổ mũi + ho thì dừng lại. Nên duy trì thói quen bơm rửa vệ sinh mũi hàng ngày bằng nước muối ấm!
      Thân mến!

  3. cun sau says

    Bac si cho hoi. Toi di phong kham noi soi thi dc ket qua la viem mui xoang xuat tiet va qua phat mo L vom. Bac si co the cho toi biet qua phat mo L vom la the nao, co nguy hiem khong va dieu tri nhu the nao

Leave A Reply

Your email address will not be published.