Bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ

1

Khi thời tiết chuyển mùa, trẻ rất dễ mắc bệnh viêm mũi dị ứng. Bệnh này nếu để lâu dài mà chưa trị không khỏi sẽ có thể chuyển biến sang viêm xoang. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần chú trong việc phát hiện và điều trị bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ, nhất là những trẻ còn quá bé, sức đề kháng còn yếu chưa thể phòng được bệnh này.

Bệnh viêm mũi cấp tính hay nôm na gọi là bệnh cảm lạnh là một bệnh vô cùng phổ biến ở Việt nam. Bệnh này rất khó tránh, vì tính chất lan truyền mạnh mẽ của bệnh vào những lúc thời tiết giao mùa.

Có thể bạn quan tâm:

Tìm hiểu về viêm xoang ở trẻ nhỏ

1. Các dấu hiệu của bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ

Khi thấy các dấu hiệu dưới đây, các mẹ cần cho trẻ đến ngay bệnh viện điều trị, tránh tình trạng kéo dài của bệnh, vì nó rất dễ chuyển biến sang bệnh viêm xoang.

– Dấu hiệu đầu tiên của bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ đó là trẻ bị ngứa mũi, hắt hơi từng tràng hoặc từng cái một. Nếu trẻ đã lớn, trẻ có thể nói cho cha mẹ dấu hiệu của việc đau nặng đầu và đau mỏi tay chân. Còn đối với trẻ chưa biết nói, trẻ sẽ quấy khóc do cơ thể khó chịu.

– Nhiệt độ cơ thể có thể có thể tăng lên khoảng 39 độ C. Bạn ngày trẻ nằm lịm, mê man, không thiết ăn uống. Đến đêm trẻ bắt đầu quấy khóc, bắt mẹ phải bế trên tay.

Trẻ có thể sốt lên tới 39 độ C khi bị viêm mũi dị ứng
Trẻ có thể sốt lên tới 39 độ C khi bị viêm mũi dị ứng

Nếu viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh, trẻ dễ bị khó thở do lỗ mũi của trẻ quá nhỏ nên dễ dàng bị tắc, trẻ lại chưa có thói quen thở bằng miệng vì vậy trẻ sẽ quấy khóc.

– Để ý 2 hốc mũi của trẻ, các bạn có thể thấy chúng bị sung huyết đỏ và ứ đọng nhiều dịch.

– Với những trẻ còn đang bú mẹ, lúc bị viêm mũi dị ứng, trẻ sẽ rất khó bú vì mỗi lần ngậm vú trẻ lại bị ngạt thở, tím tái hoặc trẻ sẽ bỏ vú ra và khóc thét lên.

– Trẻ hay bị đi ngoài, ăn ít những vẫn bị nôn trớ, nếu tình trạng này kéo dài, trẻ sẽ bị sụt cân nhanh chóng.

Sau 3, 4 ngày, các dấu hiệu trên có thể thuyên giảm. Mũi của trẻ sẽ bớt chảy dịch nhờn, trẻ đã dễ thở hơn, nhiệt độ trở lại bình thường. Tuy nhiên, tình trạng tiêu chảy và nôn chớ còn kéo dài thê, 2 ngày nữa.

Nếu không thấy tình trạng bệnh của trẻ thuyên giảm, cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để chữa trị, tránh tình trạng bệnh kéo dài gây nguy hiểm đến trẻ.

2. Cách điều trị bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ

Việc đầu tiên cha mẹ có thể làm đó là làm thông thoáng hai hốc mũi của trẻ, như vậy trẻ mới dễ thở và sức đề kháng của niêm mạc mới phục hồi, đồng thời trẻ mới dễ dàng bú mẹ được.

Cha mẹ nên hút sạch dịch mũi cho trẻ để trẻ dễ thở hơn
Cha mẹ nên hút sạch dịch mũi cho trẻ để trẻ dễ thở hơn

Các mẹ làm sạch dịch nhày trong mũi trẻ bằng thuốc nhỏ co mạch như adrenaline 0.1%. Hoặc các mẹ có thể làm theo cách dân gian, dùng miệng mình hút sạch dịch mũi cho trẻ. Cách này vừa an toàn lại không gây đau cho trẻ nhỏ.

Xem thêm: Điều trị viêm xoang sàng cấp tính ở trẻ em

3. Cách phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, vì vậy cha mẹ nên bảo vệ trẻ trước những tác nhân gây hại từ môi trường bằng cách giữ ấm cho trẻ, tránh để trẻ chơi ở những nơi gió lùa. Không nên để người lạ bế và hôn hit nhiều. Nếu thấy có người bị cảm lạnh, cần giữ trẻ cách ly với người đó. Không nên bế trẻ đi chơi đêm dù là thời tiết mùa hè.

Hãy phòng bệnh viêm mũi dị ứng cho trẻ ngay từ hôm nay, tránh để tình trạng bệnh kéo dài và chuyển biến sang bệnh viêm xoang rất khó chữa.

 

Từ khóa tìm kiếm:

+ viêm mũi ở trẻ sơ sinh

+ viêm mũi trẻ em

+ viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ

+ viêm mũi ở trẻ nhỏ

+ viêm mũi họng ở trẻ nhỏ

+ viêm mũi trẻ sơ sinh

+ hỗ trợ điều trị viêm mũi trẻ em

+ hỗ trợ điều trị viêm mũi cho trẻ nhỏ

 

You might also like
Leave A Reply

Your email address will not be published.